Cephalometry hai chiều (2D) là một thành phần không thể thiếu khi đánh giá bệnh nhân chỉnh nha kể từ khi Broadbent mô tả kỹ thuật này vào năm 1931. Trong nhiều năm, thụ thể ảnh duy nhất cho cephalometry là phim X quang, vốn giới hạn nhà lâm sàng đánh giá bệnh nhân trên hình ảnh 2D. Ngày nay, có nhiều tuỳ chọn thủ thể như photostimulable phosphor (PSP), thiết bị ghép điện tích (CCD), và dữ liệu 2D thu được từ cone beam computed tomography (CBCT). Khi CBCT cho phép nhà lâm sàng đánh giá bệnh nhân theo ba chiều trong không gian, nhưng hầu hết các đánh giá trên bệnh nhân vẫn còn được thực hiện trên dữ liệu 2D. Bài viết này thảo luận những kỹ thuật khác nhau để tạo ra cephalogram 2D truyền thống, các cephalogram tạo dữ liệu ba chiều 3D, phơi nhiễm phóng xạ, và ưu điểm/nhược điểm của những kỹ thuật khác nhau và thụ thể hình ảnh.
Vị trí bệnh nhân
Bất kể thụ thể hình ảnh nào, định vị đúng vị trí của bệnh nhân là điều cần thiết để tạo ra một phim cephalometric tốt được. Cephalogram phía bên
Đầu bệnh nhân có vị trí sao cho bên trái khuôn mặt nằm cạnh thụ thể nhận ảnh, với mặt phẳng dọc giữa song song với thụ thể nhận ảnh và mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà. Đầu bệnh nhân nên nằm cố định trong cephalostat. Cephalostat là thiết bị với hai thanh tai được đặt trong ống tai ngoài và một điểm tựa vào nasion (hình 1). Ổn định vị trí đầu nhằm hai mục đích: (1) giảm chuyển động của bệnh nhân, và (2) đảm bảo có thể thiết lập lại vị trí này để đánh giá phim theo trình tự thời gian.
Nguồn bức xạ nằm ở vị trí sao cho khoảng cách từ nguồn và mặt phẳng dọc giữa là 60 inches. Thụ thể (hoặc phim) nên được đặt 15 cm (xấp xỉ 6 inches) từ mặt phẳng dọc giữa. Tia X phải chuẩn trực với kích thước của thụ thể, và tâm của chùm tia phải được hướng trực tiếp qua ống tai ngoài (hình 2). Vì dạng hình học của cách chiếu, các cấu trúc cách xa thụ thể sẽ bị phóng đại hơn các cấu trúc nằm gần thụ thể.
Hình 1. Vị trí đúng của bệnh nhân khi chụp phim sọ nghiêng cho thấy cephalostat xung quanh đầu bệnh nhân
Hình 2. Mô hình mô tả vị trí bệnh nhân khi chụp phim sọ nghiêng (nhìn từ trên xuống)
Hình 3. Vị trí đúng của bệnh nhân khi chụp cephalogram theo chiều trước sau
Cephalogram chiều trước sau
Vị trí bệnh nhân đối với cephalogram chiều trước sau tương tự như đối với cephalogram phía bên. Bệnh nhân được định vị sao cho mặt phẳng dọc giữa vuông góc với thụ thể (mũi hướng về phía thụ thể) và mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà. Nguồn tia phải cách thanh tai 60 inches, và thụ thể phải nằm cách tahnh tai 15 cm.
Bảo vệ bệnh nhân
Đã có nhiều cuộc thảo luận liên quan đến nhu cầu che chắn bệnh nhân khỏi chùm tia chính. Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, Hội đồng Quốc gia về đo lường bức xạ, và cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra những khuyến nghị về việc che nhắn bệnh nhân khi chụp trong miệng nhưng không có đối với chụp hình ngoài miệng. Tuy nhiên, nhiều nhân tố sử dụng trong khuyến nghị được áp dụng cho chụp ngoài miệng. Sử dụng các thụ thể nhận ảnh nhanh và chuẩn trực của chùm tia chính với kích thước của thụ thể giảm đáng kể liều phóng xạ lên bệnh nhân. Tuy nhiên, những nhân tố này không làm giảm liều lượng tia về 0. Do đó, có khả năng rủi ro nhỏ cho bệnh nhân.
Các ảnh hưởng của bức xạ liều cao đã được chứng minh rõ ràng, nhưng ảnh hưởng của bức xạ liều thấp chỉ được suy ra hoặc đưa ra từ một mô hình. Mô hình này cho thấy rủi ro liên quan trực tiếp đến liều lượng tia. Khái niệm về ngưỡng chỉ ra rằng nếu như mức độ phơi nhiễm dưới ngưỡng thì không gây hại. Mẫu hình không ngưỡng cho thấy rằng không có liều lượng an toàn phóng xạ đối với bệnh nhân. Ludlow và cộng sự đã tính toán liều hiệu quả cho X quang thăm khám thông dụng dùng trong nha khoa và liều hiệu quả được báo cáo là 5.6 microsieverts (μSv) đối với phim cephalogram phía bên (dùng PSP) và 5.1 μSv cho cephalogram chiều trước sau (dùng PSP). Để so sánh, người ta báo cáo rằng một liều hiệu quả để chụp phim toàn cảnh (CCD) nằm trong khoảng từ 14.2 đến 24.3 μSv và 170.7 μSv để chụp hàng loạt phim kiểm tra trong miệng. Trong một nghiên cứu khác, Ludlow và cộng sự đã đánh giá liều hiệu quả từ một vài hệ thống CBCT và đã báo cáo rằng liều hiệu quả nằm trong khoảng từ 58.9 đến 557.6 μSv. Để so sánh, bài báo cũng đã báo cáo một liều hiệu quả đối với CT truyền thống là 2100 μSv để quét hàm trên – hàm dưới.
Có một khoảng rộng liều lượng tia hiệu quả cho các phương thức chụp phim vì nhiều lý do. Đầu tiên, tất cả các hệ thống này sử dụng các yếu tố phơi nhiễm khác nhau (chẳng hạn đỉnh kilovoltage [kVp], milliamperage [mA], thời gian phơi nhiễm) và che phủ nhiều cơ quan quan trọng khác. Các cơ quan quan trọng phổ biến nhất bao gồm trong việc tính toán liều lượng tia đối với phức hợp sọ mặt là tuyến giáp, tuyến nước bọt, và xương tuỷ. Điều này nhanh chóng trở nên phức tạp. Bây giờ hãy tưởng tượng phải thực hiện như thế nào đối với bệnh nhân và phụ huynh khi bạn bắt đầu mô tả về liều lượng tia hiệu quả. Một cách tốt hơn để nói chuyện với bệnh nhân và phụ huynh là nói về khái niệm lợi ích so với rủi ro. Giải thích cho bệnh nhân và/hoặc phụ huynh lý do bạn cần chụp X quang (chẳng hạn, bất đối xứng, răng ngầm) và rằng nguy cơ cho bệnh nhân là tối thiểu. Thậm chí một số nghiên cứu chỉ ra rằng vạt tạp dề không bảo vệ khỏi bức xạ tán xạ. Nghiên cứu này, trong khi không ứng dụng trực tiếp, xem xét phương thức chụp phim gần nhất với vùng cần đánh giá trong chỉnh nha (toàn cảnh). Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân và phụ huynh quan tâm đến bất kỳ sự phơi nhiễm phóng xạ nào. Có lẽ mất thời gian hơn để che chắn cho bệnh nhân bằng vạt tạp dề hơn là giải thích tại sao bạn không cần dùng nó. Cổ áo tuyến giáp không nên dùng cho chụp cephalometry 2D hoặc CBCT 3D.
Nhân tố phơi nhiễm
Tất cả hình ảnh X quang được xác định bằng sự hấp thụ tia X bởi vùng quan tâm. Các nhân tố phơi nhiễm cần được điều chỉnh tuỳ thuộc vào kích thước của bệnh nhân và mật độ xương. Những nhân tố phơi nhiễm – kVp, mA, và thời gian phơi nhiễm được thảo luận bên dưới.
Đỉnh kilovoltage
Kilovoltage dùng để chỉ năng lượng hoặc năng lượng xuyên thấu của tia X. Đỉnh kilovoltage chỉ đơn giản là nói đến năng lượng cao nhất trong một chùm tia đa năng. Năng lượng chùm tia trung bình thường được coi là một phần ba của đỉnh. Khi kilovoltage tăng, năng lượng tia và sức mặng xuyên thấu cũng tăng. Ngược lại, kilovoltage thấp hơn tạo năng lượng tia thấp hơn và tạo ra các photon có khả năng được hấp thụ bởi vùng cần khảo sát. Kilovoltage nên được tăng ở những bệnh nhân có xương mặt lớn hoặc dày đặc, và giảm đối với những bệnh nhân có xương mặt nhỏ hoặc ít dày đặc hơn. Hầu hết các máy cephalometric hoạt động trong phạm vi từ 70 đến 90 kVp. Phạm vi hoạt động của CBCT từ 90 và 120 kVp.
Milliamperage (mA) và thời gian phơi nhiễm
Milliamperage là yếu tố quyết định của dòng tia ống và kiểm soát lượng photon của tia X tạo ra trong đầu ống. Nó thường được điều chỉnh vì mật độ mô mềm vùng đầu và cổ, và tó thường được báo cáo cùng với thời gian phơi nhiễm (giây). Cả mA và thời gian phơi nhiễm có mối tương quan trực tiếp với đầu ra. Điều quan trọng cần nhớ là mAs = mAs. Điều này đơn giản nghĩa là miễn sao sản phẩm của mA và thời gian phơi nhiễm không đổi thì đầu ra của máy cũng duy trì không đổi. Chẳng hạn, nếu mA là 5 và thời gian phơi nhiễm là 0.5 giây thì mAs là 2.5. Nếu milliamperage là 10 thì thời gian phơi nhiễm cần giảm xuống còn 0.25 giây để duy trì đầu ra.
Chuẩn trực/lọc mô mềm
Hình dạng và kích thước của chùm tia X ban đầu được kiểm soát bởi chuẩn trực của tia. Chùm tia phóng xạ nên được chuẩn trực với kích thước của thụ thể nhận ảnh. Chuẩn trực chùm tia với kích thước của thụ thể giúp giảm phơi nhiễm và liều lượng phóng xạ lên bệnh nhân. Đơn vị cephalometric nên có một cơ chế lọc mô mềm của mũi và môi. Thông thường, tia X được tạo ra xuyên qua cấu trúc xương và sẽ xoá hết cấu trúc mô mềm. Bộ lọc mô mềm làm suy yếu chùm tia trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, giúp bảo vệ bệnh nhân trước phóng xạ và giảm năng lượng tia để hình ảnh mô mềm được tăng cường trên cephalogram.
Biến dạng hình ảnh/độ phóng đại
Một cephalogram 2D sẽ có một số hình ảnh biến dạng phóng đại khác nhau vì một vật thể 3D được chụp bằng các tia phân kỳ. Các cấu trúc cách xa thụ thể hình ảnh sẽ bị phóng đại nhiều hơn so với các vật thể nằm gần với thụ thể hình ảnh. Độ phóng đại được tính bằng cách chia khoảng cách từ nguồn tia phóng xạ đến thụ thể hình ảnh (SID) với khoảng cách từ nguồn tia đến vật thể được chụp (SOD). Dựa trên tính toán này, sẽ dễ dàng nhận thấy rằng bên phải và trái của sọ sẽ có kích thước khác nhau trên cephalogram. Vì có khả năng biến dạng từ phép chiếu hình học, nên điều cần thiết là ghi lại khoảng cách từ trung tâm của cephalostat đến thụ thể hình ảnh hoặc để thiết lập một tiêu chuẩn khoảng cách khi đánh giá cephalograms tuần tự.
Thụ thể hình ảnh
Hệ thống dựa trên phim
Cephalometry dựa trên phim sử dụng phim X quang gián tiếp đặt giữa hai màn hình tăng cường. Màn hình tăng cường chuyển đổi bức xạ tia X thành ánh sáng. Phim tiếp xúc gián tiếp nhạy với ánh sáng hơn là với bức xạ tia X. Do đó, việc sử dụng màn hình tăng cường và phim X quang gián tiếp cho phép thời gian phơi nhiễm rất thấp. Các loại màn hình tăng cường khác nhau phát ra các bước sóng ánh sáng khác nhau. Cần cẩn thận để phù hợp độ nhạy của phim với ánh sáng phát ra từ màn hình tăng cường. Màn hình tăng cường phát ra ánh sáng xanh lục hoặc xanh lam. Màn hình truyền thống phát ra ánh sáng tím. Nếu màn hình tăng cường phát ra ánh sáng xanh, bạn phải dùng phim nhạy với ánh sáng xanh để tạo ra hình ảnh tốt được. Hình 4 cho thấy ví dụ về cephalograms bên và chiều trước sau.
Hình 4. Phim sọ nghiêng (a) và phim sọ thẳng (b) (hệ thống dựa trên phim)
Thủ thuật phòng tối
Với bất kỳ hình ảnh nào dựa trên phim, xử lý hoá học phải được thực hiện để chuyển đổi hình ảnh ẩn bên trong hoặc hình ảnh hoá học thành hình ảnh nhìn thấy được. Tất cả các bộ xử lý phim đều trải qua các bước giống nhau: phát triển, rửa cố định, và làm khô. Chức năng cửa phiết bị là chuyển đổi các ion bạc trên phim thành kim loại bạc. Quá trình cố định dừng quá trình phát triển và hiển thị hình ảnh lưu trữ. Chất lượng của hình ảnh phim được xử lý đúng sẽ không thay đổi theo thời gian; tuy nhiên, điều không may là hầu hết các hình ảnh không được xử lý đúng. Đảm bảo chất lượng trong phòng tối là điều cần thiết để có được hình ảnh chất lượng trên phim. Cuối cùng, vì hình ảnh phim trực tiếp hoặc gián tiếp cần bộ lọc ánh sáng an toàn khác nhau nên cần đảm bảo rằng ánh sáng trong phòng tối không làm mờ phim trước khi xử lý.
Hệ thống kỹ thuật số
Các receptor kỹ thuật số được chia thành hai nhóm: hệ thống kỹ thuật số gián tiếp và kỹ thuật số trực tiếp. Các tấm PSP được coi là các cảm biến kỹ thuật số gián tiếp, trong khi đó CCD và các chất bán dẫn oxit bổ sung (CMOS) được coi là các cảm biến kỹ thuật số trực tiếp. Có nhiều lợi thế khi sử dụng các thụ thể kỹ thuật số (Bảng 1). Ngoài việc giảm phơi nhiễm, một lợi thế rất lớn là khả năng nâng cao chất lượng hình ảnh được chụp. Lưu trữ hình ảnh điện tử và truyền hình ảnh cũng là lợi thế của các thụ thể kỹ thuật số so với các hệ thống dựa trên phim. Mặc dù phân tích tự động có thể được thực hiện trên hình ảnh dựa trên phim được chuyển đổi thành hình ảnh kỹ thuật số thông qua quy trình gọi là chuyển đổi sang kỹ thuật số nhưng dữ liệu bị mất trong quá trình, trong khi với hình ảnh kỹ thuật số, phân tích tự động có thể được thực hiện mà không mất dữ liệu. Hiệu quả của nhân viên cũng được tăng lên khi sử dụng các thụ thể kỹ thuật số: Không có thời gian chết chờ đợi cho hình ảnh được xử lý.
Có hai nhược điểm tiềm tàng đối với việc sử dụng các thụ thể kỹ thuật số: (1) chi phí và (2) khác biệt về hình học chiếu (xem bảng 1). Không có nghi ngờ rằng chi phí ban đầu của một đơn vị cephalometric kỹ thuật số cao hơn chi phí của một hệ thống dựa trên phim. Tuy nhiên, nếu xét đến yếu tố chi phí thì với việc xử lý hóa học và giảm hiệu quả của nhân viên, sự khác biệt về chi phí ban đầu được thu hồi khá nhanh. Vấn đề về sự khác biệt trong hình chiếu hình học được đề cập trong phần có tiêu đề “Cephalometry kỹ thuật số so với thông thường”.
Bảng 1. Ưu điểm và nhược điểm của phim cephalometric kỹ thuật số
Ưu điểm |
Nhược điểm |
• Giảm phơi nhiễm
• Nâng cao chất lượng hình ảnh • Lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số • Phân tích tự động • Truyền tải hình ảnh • Tăng hiệu quả làm việc nhân viên |
• Chi phí ban đầu cao
• Sự khác biệt trong hình học chiếu |
Tấm PSP
Các tấm PSP là các thụ thể hình ảnh chuyển đổi bức xạ tia X thành một điện tích có trong tấm hình ảnh. Các tấm PSP có đủ kích cỡ (từ 0 đến một tấm 8 × 10 inch) cho phép đo hình học. Tấm PSP được đặt trong hộp 8 inch x 10 inch với các màn hình tăng cường được loại bỏ. Các tấm hình ảnh được phủ bằng barium fluorohalide kích hoạt europium. Thông tin điện tử được chuyển đổi thành hình ảnh có thể nhìn thấy bằng cách hướng tấm photphor vào tia laser helium-neon. Tấm PSP lần lượt phát ra ánh sáng màu xanh tím ở 400nm được máy quét chụp và chuyển thành hình ảnh kỹ thuật số. Bước cuối cùng, tấm phải được tiếp xúc với ánh sáng trắng để loại bỏ hình ảnh tiềm ẩn; Bước này được thực hiện trong hầu hết các máy quét tự động. Các tấm PSP được coi là hình ảnh kỹ thuật số gián tiếp vì dữ liệu x-quang được ghi lại dưới dạng dữ liệu tương tự hoặc liên tục và được chuyển đổi thành dữ liệu kỹ thuật số trong máy quét. Đây là cùng một lý do mà các hình ảnh dựa trên phim được quét dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số được coi là hình ảnh kỹ thuật số gián tiếp.
Các thụ thể CCD / CMOS
Các máy X-quang cephalometric kỹ thuật số trực tiếp sử dụng một thụ thể CCD hoặc CMOS để chụp ảnh. Mặc dù hai loại thụ thể kỹ thuật số này khác nhau về chụp ảnh và truyền dữ liệu nhưng cả hai đều tạo ra hình ảnh tương đương. Một số máy kết hợp cephalometric – panoramic chỉ sử dụng một cảm biến phải được di chuyển tùy thuộc vào loại hình ảnh được chụp. Các máy kết hợp khác sử dụng hai cảm biến, hiệu quả hơn nhiều và giảm nguy cơ làm hỏng cảm biến vì làm rơi nó. Phần lớn các đơn vị này chụp ảnh theo chuyển động quét theo chiều ngang hoặc chiều dọc (Hình 5 và 6). Kiểu chụp ảnh này khác với hình ảnh dựa trên phim và PSP, chụp ảnh trong một lần phơi nhiễm. Chụp ảnh với chuyển động quét đòi hỏi bệnh nhân phải bất động trong tối đa 10 giây. Khả năng tạo các chuyển động tăng lên khi thời gian phơi nhiễm (hoặc trong trường hợp này là quét) tăng lên. Ít nhất hai công ty (Carestream và Vatech) đã sản xuất một hệ thống chụp ảnh một lần bắn tia có khả năng tạo ra hình học chiếu giống như phép chiếu hình học truyền thống trong khi giảm đáng kể thời gian bệnh nhân phải bất động.
Hình 5. Mô hình mô tả chuyển động quét của máy cephalometric kỹ thuật số trực tiếp
Hình 6. Phim sọ nghiêng và sọ thẳng kỹ thuật số
Cephalometry kỹ thuật số so với truyền thống
Không phải tất cả các hình ảnh cephalometric kỹ thuật số là như nhau. Hình ảnh Cephalometric được chụp trên tấm PSP có cùng dạng chiếu hình học được sử dụng để chụp ảnh dựa trên phim. Tuy nhiên, phần lớn các thụ thể kỹ thuật số, chụp ảnh bằng chuyển động quét và do đó có các yếu tố phóng đại khác nhau so với trong phép đo hình học dựa trên phim. Chadwick và cộng sự đã báo cáo sự khác biệt giữa một số hệ thống khác nhau có vẻ phụ thuộc vào hệ thống và khuyến nghị rằng hệ số phóng đại phải được xác định bằng thực nghiệm trước khi phân tích cephalometric. McClure và cộng sự so sánh cephalometry kỹ thuật số với cephalometry đo trên phim; tuy nhiên, trong nghiên cứu của họ, các cephalogram trước điều trị được kết hợp với các cephalogram sau điều trị. Khung thời gian giữa các hình ảnh trước và sau điều trị có thể cho thấy sự tăng trưởng trong quá trình điều trị chỉnh nha.
CBCT
CBCT bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1990. Các máy CBCT bao gồm một nguồn bức xạ có hình dạng như hình nón và máy dò quay quanh đầu bệnh nhân và thu thập tất cả dữ liệu quét trong một vòng quay. Dữ liệu thô này sau đó được tái tạo lại trong theo các mặt phẳng ngang, đứng dọc và đứng ngang (còn được gọi là tái tạo đa mặt phẳng) (Hình 7). Dữ liệu có thể được xây dựng lại để tạo ra các hình ảnh 2D như hình ảnh toàn cảnh hoặc hình ảnh cephalometric (Hình 8) hoặc bộ dữ liệu 3D (Hình 9). Các hình ảnh được tạo ra với CBCT không được phóng to, do đó, phân tích cephalometric tiêu chuẩn phải được thay đổi để giải quyết sự khác biệt này trong hình học chiếu.
Hình 7. Tái tạo hình ảnh đa chiều
Hình 8. Dẫn chứng về việc trích xuất hình ảnh phim sọ nghiêng và sọ thẳng từ CBCT
Hình 9. Dẫn chứng về tái cấu trúc hình ảnh 3D. (a) Hoàn lại phim sọ nghiêng. (b) Hoàn lại phim sọ thẳng. (c) Hoàn lại phim tư thế cằm đỉnh
Trong khi tên gọi có ngụ ý cho thấy sự tương tự giữa CBCT với CT thông thường nhưng hai công nghệ khác nhau ở một số điểm. Sự khác biệt lớn nhất đối với bệnh nhân là sự khác biệt về liều phóng xạ. CT thông thường tạo ra liều phóng xạ cao gấp bốn đến mười lần so với CBCT khi chụp phim vùng đầu mặt. Có một số lý do cho sự khác biệt về liều này nhưng sự khác biệt cơ bản là CBCT thu được toàn bộ dữ liệu trong một vòng quay, trong khi đó CT thông thường đòi hỏi nhiều góc quay để thu thập dữ liệu. Vòng quay đơn này làm giảm liều nhưng cũng dễ gặp phải sự chuyển động của bệnh nhân hơn. Nếu bệnh nhân di chuyển trong khi chụp CT thông thường, chỉ có lát dữ liệu đó bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chuyển động của bệnh nhân ảnh hưởng đến mọi voxel trong quá trình chụp ảnh CBCT. Một sự khác biệt khác có liên quan đến hình ảnh của mô mềm. CT thông thường sử dụng mA cao, tương tác với độ tương phản mô mềm; CBCT sử dụng mA khá thấp, với độ tương phản mô mềm tối thiểu. CBCT sẽ chụp mô mềm, nhưng mô mềm được hiển thị dưới dạng hình ảnh khá đồng nhất.
Tiêu chí lựa chọn
CBCT có thể cung cấp nhiều thông tin liên quan đến các vùng đầu mặt. Khả năng tạo hình ảnh 3D hỗ trợ rất nhiều cho quá trình lập kế hoạch điều trị cho nhiều bệnh nhân nhưng có thể không cần thiết đối với một số bệnh nhân. Quyết định quét hay không quét sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Phân định ai cần quét được gọi là tiêu chí lựa chọn. Vào năm 2013, Viện Hàn lâm X quang Miệng và Đầu Mặt đã công bố các khuyến nghị lâm sàng về việc sử dụng CBCT trong chỉnh nha. Khuyến cáo đầu tiên là sử dụng phương thức chẩn đoán hình ảnh phù hợp dựa trên tiền sử lâm sàng và bệnh sử của bệnh nhân. Khuyến nghị thứ hai liên quan đến đánh giá rủi ro phóng xạ và khuyến nghị thứ ba đề cập đến các cách để giữ liều phóng xạ lên bệnh nhân ở mức thấp nhất có thể đạt được (ALARA), như tập trung vào độ phân giải, thời gian quét và trường quan sát (FOV).
Giao thức chụp phim
Bởi vì mục tiêu của hình ảnh chỉnh nha là để có được dữ liệu tốt nhất với liều phóng xạ thấp nhất cho bệnh nhân, một số yếu tố cần được đưa vào giao thức chụp phim. Việc xem xét đầu tiên là thể tích quét. Khối lượng sẽ được quyết định bởi sự lựa chọn của FOV. FOV càng lớn, liều phóng xạ cho bệnh nhân càng cao. Giữ FOV càng nhỏ càng tốt sẽ giảm thiểu liều cho bệnh nhân. Xác định yêu cầu giải quyết là một cách khác để giảm liều cho bệnh nhân. Nói chung, độ phân giải càng cao, liều càng cao. Sử dụng độ phân giải thấp nhất mà vẫn cung cấp thông tin chẩn đoán đầy đủ là một cách tốt để giảm liều cho bệnh nhân. Cuối cùng, xem xét thời gian tiếp xúc. Như với bất kỳ hình ảnh X quang nào, thời gian tiếp xúc càng lâu, liều càng cao. Do đó, thời gian quét ngắn cung cấp thông tin chẩn đoán đầy đủ nên được sử dụng. Giao thức chụp phim nên cân nhắc tất cả các tham số này.
Định vị và chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân nên được đeo một chiếc tạp dề chống tia khi chụp phim. Định vị bệnh nhân khác nhau với các máy chụp phim thương mại có sẵn. Một số hệ thống chụp ảnh với bệnh nhân đang đứng, trong khi các hệ thống khác chụp ảnh với bệnh nhân ngồi trên ghế. Bất kể nhà sản xuất nào thì tất cả các đơn vị đòi hỏi một số hình thức ổn định vị trí đầu. Điều quan trọng là định vị đầu bệnh nhân với mặt phẳng Frankfort song song với sàn và mặt phẳng dọc giữa vuông góc với sàn. Mặc dù vị trí của đầu có thể được thay đổi trong quá trình tái tạo hình ảnh nhưng điều tương tự không thể nói trước được với cột sống cổ. Nhiều máy quét CBCT cung cấp một tấm cắn để định vị bệnh nhân. Tấm cắn tạo ra khớp cắn đối đầu có thể làm thay đổi độ rộng của đường thở và mối liên hệ giữa lồi cầu/hõm khớp. Do đó, việc sử dụng thanh cắn nên tránh.
Tái tạo hình ảnh
Sau khi chụp phim, máy tính sẽ tái tạo lại dữ liệu dưới dạng đa mặt phẳng (MPR) cung cấp hình ảnh trong các mặt phẳng đứng dọc, ngang và đứng ngang. Mặc dù dữ liệu này được ghi lại trong hình khối 3D nhưng hình ảnh MPR là hình ảnh 2D liên tiếp nhau. Quá trình tái thiết hơn nữa cần thiết để tạo dữ liệu 3D hữu dụng. Ngoài ra, các hình ảnh 2D thông thường như cephalogram và panoramic có thể được lấy từ dữ liệu 3D. Như đã nêu trước đây, không có sự phóng đại trong các cephalogram có nguồn gốc từ CBCT, trái ngược với các cephalogram thu được theo cách chụp thông thường. Nhiều nghiên cứu đã định lượng sự khác biệt giữa xác định các điểm mốc trong các cephalograms thông thường so với CBCT. Đối với hầu hết các phần, việc xác định các mốc có thể so sánh giữa hai loại này. Một số kết quả của các nghiên cứu này cho thấy rằng một số điểm mốc được hiển thị trên phim hai chiều không nhất thiết là các điểm mốc trong dữ liệu 3D. Người ta vẫn đang nghiên cứu để làm rõ hơn các mốc cephalometric trong bộ dữ liệu 3D.
—
Nguồn: Katherine Kula, Ahmed Ghoneima, “Cephalometry in Orthodontics: 2D and 3D”
Biên dịch: BS Lương Thị Quỳnh Tâm
—
Các bài viết về nội nha, chẩn đoán hình ảnh trong nha khoa và chỉnh nha được cập nhật hằng ngày tại:
- Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/my.braces.diary
- Hỏi đáp chỉnh nha – niềng răng từ A đến Z: https://www.facebook.com/hoi.dap.nieng.rang.tu.a.den.z
- Chuyên trang chỉnh nha: https://www.facebook.com/chuyen.trang.chinh.nha
- Chỉnh nha căn bản: https://www.facebook.com/chinhnhacanban
- Chuyên trang nội nha: https://www.facebook.com/endoforall
- Chẩn đoán hình ảnh nha khoa – Chuyên trang: https://www.facebook.com/docxquangnhakhoa
0 Comments