Gây tê trong nha khoa có thể cản trở việc mọc răng khôn

 resize_1365605197_uploads_images_d61ba3bab4a28835c51827c378ceb8c8_jpg_610x0_85

OSTON, Mass., USA: Nghiên cứu mới đây đưa ra giả thuyết rằng việc gây tê chích vào vùng lợi của trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng khôn hàm dưới. Vì trong chín người có tám người có ít nhất một răng cối lớn thứ ba mọc ngầm. Vì vậy, các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ hiểu rõ hơn về việc làm thế nào để ngưng sự phát triển của răng cối lớn thứ ba.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Nha Khoa Tufts và có sự tham gia của 220 trẻ em từ 7 tuổi trở lên, các em đã được điều trị ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi tại phòng khám nhi khoa của trường đại học. Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã phân tích 439 vị trí phát triểncủa răng cối lớn thứ ba bằng phim toàn cảnh. Trong đó, 63 vị trí đã được gây tê ở hàm dưới, và một nhóm gồm 376 vị trí còn lại được kiểm soát không có tiền sử gây tê nha khoa.
Kết quả cho thấy 7.9% trẻ em có gây tê không có mầm răng, và chỉ 1.9% trẻ được kiểm soát không có dấu hiệu của mầm răng trên X-quang.
Không giống như các răng khác, mầm răng răng cối lớn thứ ba đặc biệt dễ  tổn thương, vì chúng không được bao bọc bởi xương mà chỉ bởi một lớp mô mỏng gần với vị trí nơi mũi kim xuyên vào khi gây tê ở hàm dưới.
Tiến sĩ Anthony Silvestri, tác giả và là giáo sư lâm sàng tại Khoa Phục hình răng và Phẫu thuật nha khoa tại trường, phát biểu rằng: “Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người chỉ ra rằng mối liên quan giữa một thủ thuật lâm sàng được kiểm soát thường qui, xâm lấn tối thiểu với việc làm ngưng lại sự phát triển của răng cối lớn thứ ba”; “Các nha sĩ gây tê cho trẻ gần 100 năm nay và có thể đã làm ngưng sự hình thành răng khôn mà không hề biết”.
Các nhà nghiên cứu vì vậy hy vọng rằng phát hiện của họ sẽ khuyến khích nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên quan giữa gây tê trong nha khoa và sự bất sản răng cối lớn thứ ba, để xây dựng các thủ thuật nhằm ngừng sự phát triển của răng khôn ngay từ ban đầu.
Nghiên cứu được công bố ở số ra tháng tư trên tạp chí của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ.

Nguồn: Dental Tribune International

Biên dịch: Lương Thị Quỳnh Tâm


Bình luận

BS Lương Quỳnh Tâm

https://www.facebook.com/nhap.mon.chinh.nha/

2 Comments

Nguyễn Đăng Khôi · October 15, 2016 at 08:30

b.s cho e hỏi trường hợp tiêm tê này nên tiến hành vào độ tuổi nào hay trường hợp nào thì hợp lý nhất ạ.

Nguyễn Đăng Khôi · October 15, 2016 at 08:33

B.s cho e hỏi tiêm tê như vậy thì tiêm cho trẻ khoảng mấy tuổi hay trường hợp tiêm tê nào thì hợp lý nhất ạ.

Leave a Reply

error: Content is protected !!